Có một số loại đất không thể tách thửa, có nghĩa là chúng không thể phân chia thành các phần nhỏ hơn do các yếu tố về vị trí, hình dáng, hoặc quy định pháp lý.
"Tách thửa đất" là quá trình chia nhỏ một miếng đất lớn thành các thửa đất nhỏ hơn hoặc là việc tạo ra các biên giới và đường ranh giới giữa các thửa đất khác nhau trên một khu đất lớn hơn. Thường thì quá trình tách thửa đất được thực hiện để mục đích chuyển nhượng, bán, hoặc sử dụng đất một cách riêng lẻ. Khi một khu đất lớn được tách thành nhiều thửa đất nhỏ, mỗi thửa đất sẽ có một số định danh riêng, và các chủ sở hữu có thể quản lý và sử dụng đất đó một cách độc lập.
Quá trình tách thửa đất thường đòi hỏi thủ tục pháp lý và thủ tục tại cơ quan chính phủ địa phương để xác định rõ các biên giới, đăng ký sở hữu, và thiết lập các tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng đất. Quy trình này thường phải tuân theo các quy định và quy tắc pháp luật địa phương và quốc gia.
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu trong trường hợp chưa có giấy tờ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới thực hiện được việc tách thửa.
Đất đai đang trong thời hạn sử dụng và không dính bất kỳ tranh chấp nào.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Đất còn thời hạn sử dụng.
Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
Không đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu
Diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn (bao gồm cả trường hợp hợp thửa với thửa đất liền kề).
Điều kiện đầu tiên để được tách thửa cần phải đáp ứng đó là đủ điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Đây là điều kiện áp dụng đối với tất cả các tỉnh thành và các loại đất. Điều đó đồng nghĩa với việc thửa đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu sẽ không được phép tách thửa.
Đất không có sổ đỏ, sổ hồng
Về nguyên tắc, đất không có giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) sẽ không đủ điều kiện tách thửa. Vì tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất; mà theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có Sổ đỏ, Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai.
Tuy nhiên, vẫn có một vài tỉnh vẫn được tách thửa nếu đủ điều kiện cấp sổ đỏ, sổ hồng (chưa có ổ đỏ, sổ hồng).
Đất đang có tranh chấp
Tại quyết định về điều kiện tách thửa của Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành đã quy định rõ đất không có tranh chấp mới được tách thửa. Trong khi đó nhiều tỉnh, thành không quy định rõ điều kiện này.
Mặc dù vậy, trên thực tế việc tách thửa thường được thực hiện chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất. Chính vì vậy, đất có tranh chấp sẽ không đủ điều kiện tách thửa.
Thời hạn sử dụng đất được chia thành hai nhóm, đất sử dụng ổn định lâu dài (như đất ở của hộ gia đình, cá nhân) và đất sử dụng có thời hạn (như đất nông nghiệp).
Đất hết thời hạn sử dụng
Khi đất không còn trong thời hạn sử dụng (hết thời hạn sử dụng đất) thì người sử dụng đất không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp… Đồng nghĩa với việc muốn tách thửa cũng cần phải còn thời hạn sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất đang bị kê biên
Khi quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không chỉ quyền tách thửa mà quyền khác như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp cũng không thể thực hiện được (theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013).
Đồng thời khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự (theo khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008).
Không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nguyên tắc này cũng được các tỉnh, thành quy định rõ trong quyết định quy định về điều kiện được phép tách thửa.
Theo đó, nhiều tỉnh, thành quy định rõ muốn tách thửa phải phù hợp với quy hoạch. Đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch cũng không được tách thửa.
Đất đã có thông báo thu hồi
Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định trước khi có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi cho người sử dụng đất biết trước thời điểm thu hồi một khoảng thời gian nhất định, cụ thể:
- Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.
- Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến cho người có đất bị thu hồi. Theo đó, khi có thông báo thu hồi đất thì cơ quan nhà nước sẽ từ chối hồ sơ đề nghị tách thửa của người sử dụng đất.
(Nguồn tham khảo: báo lao động)
Từ những thông tin chia sẻ về Các loại đất không thể tách thửa Công Ty CP Đầu tư và Thẩm định Quốc tế Đông Dương – Chi Nhánh Đà Nẵng hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công Ty CP Đầu tư và Thẩm định Quốc tế Đông Dương – Chi Nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: 27-29, Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Hệ thống các văn phòng thuộc khu vực miền Trung xem TẠI ĐÂY
Hotline: 0236 7778688 – 0901 300 949
Email: tdg.danang@sunvalue.vn
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu