CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC MỸ 2023

Chứng minh tài chính là nguyên nhân hàng đầu khiến kết quả xin visa du học thất bại. Thực tế, chứng minh tài chính du học Mỹ không khó, Bạn hoàn toàn có thể tự làm nếu nắm rõ các quy định và biết Đại sứ quán cần gì.

Tại sao du học Mỹ lại cần chứng minh tài chính?

Chứng minh tài chính là sự cam kết của bạn với Đại sứ quán Mỹ về khả năng chi trả học phí và phí sinh hoạt trong suốt thời gian theo học.

Về bản chất, Đại sứ quán đặc biệt cảnh giác với những trường hợp mượn lý do du học để sang Mỹ làm việc nên bạn cần cho Đại sứ quán thấy rằng, bạn sang Mỹ chỉ để học tập, không bỏ học để đi làm thêm, không tìm cách nhập cư trái phép hay có bất kỳ ý định nào khác.

Chứng minh tài chính du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?

Đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác vì Đại sứ quán không đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm chứng minh tài chính du học Mỹ của SunValue để xin visa thành công, bạn có thể dựa vào công thức đã được kiểm chứng sau đây.

Số tiền chứng minh tài chính du học Mỹ = Chi phí du học (1 năm đầu) + Chi phí sinh hoạt (1 năm đầu).

Từ con số này, Bạn sẽ cần chuẩn bị:

  • Số dư sổ tiết kiệm = Chi phí du học 1 năm đầu (tối thiểu)
  • Thu nhập hàng tháng = Chi phí du học 1 năm đầu / 12 tháng (tối thiểu)

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ gồm những gì?

Chứng minh tài chính đối với Lãnh sự quán không chỉ đơn giản là bạn trình bày tất cả tài sản và tiền gửi tiết kiệm bạn có. Vấn đề ở đây là sự chứng minh bài bản, có tính hợp lý và thuyết phục đối với lãnh sự quán.

Ví dụ bạn có sổ tiết kiệm 1 tỷ nhưng thu nhập hàng tháng chỉ 10 triệu, đại sứ quán sẽ đặt câu hỏi nghi ngờ về nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn.

Hồ sơ tài chính du học Mỹ gồm 2 phần: khai báo số tiền trong sổ tiết kiệm và chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân đương đơn hoặc của người bảo hộ. Các tài sản có giá trị cao như xe, bất động sản,… cũng nên được kê khai cùng để “làm đẹp” hồ sơ.

1. Sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao, có thể rút để sử dụng ngay nên được xem là tài sản bảo đảm uy tín.

Số dư trong sổ cần tối thiểu bằng với chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ trong năm đầu, dao động từ 25.000 – 80.000 USD tùy theo chương trình và thành phố bạn theo học.

Hồ sơ gồm có:

  • Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm của ngân hàng
  • Bản sao sổ tiết kiệm
  • Sổ tiết kiệm gốc (mang đi đối chiếu khi phỏng vấn)

Lưu ý:

  • Về thời gian mở sổ, đại sứ quán không quy định cụ thể nhưng bạn nên mở sổ trước thời điểm phỏng vấn ít nhất 3 tháng. Thời gian mở sổ càng lâu thì càng uy tín, điều này cũng chứng minh cho Đại sứ quán thấy rằng đây là tiền của bạn, không phải là tiền vay mượn đối phó.
  • Đại sứ quán không yêu cầu làm rõ nguồn gốc tiền trong sổ tiết kiệm nhưng bạn nên chuẩn bị tinh thần trả lời câu hỏi này khi phỏng vấn visa. Tiền trong sổ nên nên được duy trì (không rút ra) cho đến khi hoàn tất mọi thủ tục tại Mỹ vì có một số trường hợp, nhà trường sẽ yêu cầu sinh viên chứng minh tài chính thêm lần nữa.

2. Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng

Chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh nhằm đảm bảo khả năng chi trả của gia đình cho học sinh trong những năm du học tiếp theo vì số tiền trong sổ tiết kiệm chỉ đủ để bảo đảm chi phí trong 1 năm đầu mà thôi.

Nguồn thu nhập này có thể đến từ lương, cổ tức, việc kinh doanh… và cần được chứng minh cụ thể bằng giấy tờ theo từng trường hợp cụ thể:

Trường hợp làm công ăn lương

  • Hợp đồng lao động trên 3 năm (có ghi rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, hình thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương nếu có).
  • Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
  • Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp

  • Giấy phép kinh doanh (công ty thành lập trước 3 năm).
  • Giấy chứng nhận mã số thuế.
  • Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất.
  • Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm gần nhất.
  • Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
  • Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng (như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước) và các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.

Trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…)

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
  • Giải trình thu nhập.
  • Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.

3. Tài sản bổ sung

Không bắt buộc nhưng bạn nên bổ sung các giấy tờ chứng minh tài sản có giá trị như nhà đất, xe oto, cổ phần, cổ phiếu… để tăng tỉ lệ đỗ visa.

Đơn vị thẩm định giá uy tín phục vụ nhu cầu chứng minh tài chính:

Công ty CP Đầu tư & Thẩm định Quốc tế Đông Dương (INA) – SunValue là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản nhằm phục vụ nhu cầu định cư, du học tại Việt Nam. Hồ sơ, chứng thư thẩm định giá của SunValue được thực hiện và phát hành bằng tiếng Anh, nên hỗ trợ rất cho khách hàng trong việc thuyết phục các cơ quan xét duyệt điều kiện để được định cư, du học.

Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương - Chi Nhánh Đà Nẵng

  • Địa chỉ:  27-29, Lý Tự Trọng, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

  • Hệ thống các văn phòng thuộc khu vực miền Trung xem TẠI ĐÂY

  • Hotline :0236 7778688 – 0901 300 949

  • Email: tdg.danang@sunvalue.vn

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 300 949