HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU CHI TIẾT, HIỆU QUẢ NĂM 2025

Giá trị thương hiệu không chỉ là “tài sản vô hình” mà còn là đòn bẩy chiến lược giúp doanh nghiệp tăng trưởng, thu hút đầu tư và tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp trong các thương vụ M&A, IPO, hoặc cổ phần hóa. Bài viết này hướng dẫn chi tiết về quy trình và các phương pháp thẩm định giá hiệu quả nhất trong năm 2025.

Thẩm định giá thương hiệu 2025

Khách hàng ngày nay không chỉ mua sản phẩm mà họ còn mua giá trị cảm nhận và trải nghiệm thương hiệu. Thị trường toàn cầu hóa với số lượng lớn doanh nghiệp, nhãn hàng cạnh tranh khốc liệt để chiếm thị phần. Yếu tố thương hiệu trở thành chìa khóa then chốt để doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt và “điểm chạm” kết nối sâu sắc với khách hàng.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên gọi hay logo, mà còn là quá trình thương hiệu xây dựng được sự kết nối cảm xúc, mức độ tin tưởng và sự trung thành trong tâm trí người tiêu dùng.

Trong bối cảnh mà sản phẩm, dịch vụ ngày càng tương đồng về mặt chất lượng và giá cả, thương hiệu chính là yếu tố giúp định vị được bản sắc và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua uy tín, hình ảnh chuyên nghiệp cũng như sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

Thẩm định giá trị thương hiệu là gì?

Thẩm định giá thương hiệu là gì

Thẩm định giá thương hiệu là quá trình xác định giá trị quy đổi ra bằng tiền của một thương hiệu, thông qua các chuẩn mực và phương pháp thẩm định giá phù hợp, nhằm đáp ứng cho các mục đích cụ thể theo Tiêu chuẩn thẩm định giá

Hoạt động xác định giá trị thương hiệu sẽ dựa trên các yếu tố hữu hình và vô hình như:

  • Mức độ nhận diện thương hiệu
  • Độ uy tín của thương hiệu trên thị trường
  • Mức độ trung thành của khách hàng
  • Khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai
  • Các yếu tố đặc thù gắn liền với hình ảnh và sức mạnh của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng

Vì sao doanh nghiệp cần thẩm định giá thương hiệu?

Thẩm định giá thương hiệu là hoạt động cần thiết mang lại nhiều lợi ý to lớn, bao gồm:

  • Xác định giá trị thực tế của thương hiệu: Việc xác định chính xác giá trị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ vị thế, giá trị doanh nghiệp mình, từ đó hỗ trợ ra quyết định trong các hoạt động như đầu tư, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp hoặc xây dựng chiến lược phát triển dài hạn.
  • Tăng uy tín trong mắt nhà đầu tư và đối tác: Một báo cáo thẩm định giá thương hiệu chi tiết và minh bạch là căn cứ quan trọng trong quá trình đàm phán hợp đồng hoặc mở rộng thị trường hay phục vụ trong các giao dịch quan trọng.
  • Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing: Khi biết rõ thương hiệu của mình đang ở đâu và có giá trị ra sao, doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hướng chiến lược phù hợp. 
  • Phục vụ mục đích tài chính và pháp lý: Giúp doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu kế toán, thuế, pháp lý và là bằng chứng quan trọng trong tranh chấp về quyền sở hữu thương hiệu.
  • Tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh: Xác định giá trị thương hiệu giúp định giá sản phẩm, dịch vụ, tạo lợi thế cạnh tranh và triển khai chiến dịch truyền thông hiệu quả.

Cách định giá thương hiệu chính xác nhất 2025

Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

Mỗi thương hiệu có những đặc điểm riêng về thị trường, ngành nghề, mức độ phát triển và giá trị tài sản vô hình, do đó không thể áp dụng một phương pháp duy nhất cho tất cả các trường hợp. Thẩm định viên cần căn cứ vào mục tiêu thẩm định, bối cảnh thực tế, cũng như các dữ liệu sẵn có để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất – từ đó phản ánh đúng giá trị thực tế và tiềm năng của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh.

Phương pháp thẩm định giá thương hiệu
Phương pháp thẩm định giá thương hiệu

Có 6 phương pháp chính thẩm định giá trị thương hiệu bao gồm: 

  • Phương pháp so sánh: Phương pháp này định giá thương hiệu bằng công thức tính tổng tài sản hữu hình và vô hình của thương hiệu sau đó ước tính giá trị thương hiệu dựa trên giá bán của các tài sản hoặc dịch vụ tương tự tại thời điểm đó.
  • Phương pháp chi phí thay thế: Ước tính giá trị thương hiệu = Chi phí thay thế - Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
  • Phương pháp chi phí tái tạo: Ước tính giá trị thương hiệu = Chi phí tái tạo - Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
  • Phương pháp lợi nhuận vượt trội: Giá trị thương hiệu được tính dựa trên phần lợi nhuận vượt trội mà thương hiệu mang lại so với lợi nhuận bình quân ngành, hoặc so với doanh nghiệp không có thương hiệu mạnh.
  • Phương pháp sử dụng tài sản vô hình: Phương pháp này sẽ giả định rằng doanh nghiệp sẽ phải trả phí bản quyền nếu không sở hữu thương hiệu. Giá trị thương hiệu được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tiết kiệm từ việc không phải trả phí bản quyền trong thời gian sử dụng dự kiến.
  • Phương pháp thu nhập tăng thêm: Giá trị thương hiệu được xác định dựa trên phần thu nhập gia tăng mà thương hiệu mang lại so với một tình huống giả định không có thương hiệu hoặc sử dụng thương hiệu khác.

Cần báo giá nhanh dịch vụ thẩm định giá tài sản vô hình?

>> Liên hệ ngay hotline để được tư vấn chi tiết: 0901 300 949

Quy trình thẩm định giá thương hiệu

Quy trình thẩm định giá thương hiệu 2025

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và mục đích thẩm định giá thương hiệu từ khách hàng

Bước 2: Khảo sát thị trường, thu thập thông tin về thương hiệu

  • Thông tin thương hiệu: Tên thương hiệu; logo; lịch sử hình thành và phát triển; đánh giá khách hàng; độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu; các hoạt động marketing.
  • Thông tin pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quả thương hiệu; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu… 
  • Thông tin tài chính: Kết quả kinh doanh; báo cáo tài chính
  • Các thông tin về tài liệu sở hữu trí tuệ; các đánh giá, nghiên cứu về thương hiệu…

Bước 3: Phân tích thông tin, xác định phương pháp thẩm định giá phù hợp

Thẩm định viên sẽ phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu, từ đó lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Bước 4: Lập báo cáo thẩm định giá trị thương hiệu

Báo cáo thẩm định giá trị thương hiệu phải bao gồm các thông tin chi tiết về: thương hiệu, mục đích thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá và kết quả thẩm định giá trị thương hiệu.

Bước 5: Kiểm soát và phát hành chứng thư thẩm định giá đến khách hàng

Toàn bộ hồ sơ, dữ liệu và báo cáo thẩm định trước khi phát hành sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bộ phận kiểm soát chất lượng để đảm bảo chứng thư thẩm định giá tuân thủ đúng quy định pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá và không có sai sót.

Yếu tố quan trọng khi xác định giá trị doanh nghiệp

  • Mức độ nhận diện và hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng và đổi mới liên tục.
  • Mức độ trung thành và sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu.
  • Chiến lược marketing hiệu quả và khả năng quảng bá thương hiệu rộng rãi.
  • Tài sản vô hình khác: Bao gồm bản quyền, sáng chế, mối quan hệ đối tác… 

Công ty thẩm định giá thương hiệu uy tín tại Việt Nam

Là thương hiệu hơn 23 năm kinh nghiệm, Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương là đối tác đáng tin cây trong lĩnh vực thẩm định giá thương hiệu. Chúng tôi sở hữu hệ thống hơn 50 chi nhánh - PGD trên toàn quốc, cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, quy trình thẩm định giá tiên tiến, đảm bảo mang đến cho khách hàng báo cáo thẩm định minh bạch, chính xác và có giá trị pháp lý cao.

Chất lượng tạo dựng uy tín, Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương đã thực hiện thành công nhiều dự án thẩm định giá thương hiệu cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tiêu biểu như: Viettel, FPT, SamSung, Vingroup, Vinamilk, Coca - Cola, Pepsi, Novaland, Đất Xanh… 

Điển hình như Vinamilk. Trước khi niêm yết trên sàn HOSE, Vinamilk đã thẩm định toàn bộ giá trị tài sản, bao gồm thương hiệu. Sau khi phân tích và áp dụng phương pháp thu nhập để dự đoán dòng tiền tương lai cũng như sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp với ngành FMCG. Kết quả, thương hiệu Vinamilk được định giá hàng nghìn tỷ đồng, giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp và IPO thành công vượt kỳ vọng.

Công ty thẩm định giá thương hiệu uy tín
Công ty thẩm định giá thương hiệu uy tín - Thẩm định giá Hoàng Quân

Các dịch vụ thẩm định giá thương hiệu của Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương

  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ mua bán – sáp nhập (M&A)
  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ góp vốn, liên doanh, liên kết
  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ vay vốn, thế chấp tại ngân hàng
  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ đấu giá, chuyển nhượng quyền sở hữu
  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ mục đích kế toán, báo cáo tài chính và thuế
  • Thẩm định giá thương hiệu phục vụ mục đích tranh chấp, khiếu nại, tố tụng

Kết luận

Thẩm định giá thương hiệu là bước đi chiến lược không chỉ giúp doanh nghiệp xác định rõ giá trị thực mà còn hỗ trợ mạnh mẽ trong các quyết định đầu tư, gọi vốn hay cổ phần hóa. Nếu bạn cần tìm dịch vụ thẩm định giá thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với Thẩm Định Giá Quốc Tế Đông Dương – Chi nhánh Đà Nẵng để được tư vấn chi tiết!

Chọn Thẩm định giá Đông Dương SunValue - chọn sự uy tín và hiệu quả!

Thông tin liên hệ: 

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 300 949