THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH: KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CHUẨN MỰC THẨM ĐỊNH GIÁ MỚI NHẤT

Tài sản vô hình như thương hiệu, phần mềm, bí quyết kỹ thuật,... ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp. Các hoạt động M&A, gọi vốn, IPO hay báo cáo tài chính ngày càng phát triển, thẩm định giá tài sản vô hình là bước không thể thiếu để đảm bảo minh bạch, chính xác và tối ưu hóa lợi ích. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tài sản vô hình là gì, các phương pháp định giá phổ biến và những chuẩn mực mới nhất theo Thông tư 37/2024/TT-BTC.

Thẩm định giá tài sản vô hình
Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình doanh nghiệp mới nhất

Tài sản vô hình là gì? Phân loại tài sản vô hình của doanh nghiệp

Khái niệm tài sản vô hình

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Theo Thông tư 37/2024/TT-BTC, tài sản vô hình phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất nhưng có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại: Chứng minh bằng hợp đồng, giấy phép, hoặc tài liệu pháp lý.
  • Có khả năng tạo thu nhập: Có thể tạo ra dòng tiền hoặc lợi ích kinh tế trong tương lai.
  • Giá trị có thể định lượng bằng tiền: Có thể ước tính giá trị một cách khách quan.

Các loại tài sản vô hình phổ biến

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, tài sản vô hình bao gồm 4 loại hình sau:

  • Quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền tác giả.
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế được quy định cụ thể tại hợp đồng: Nhượng quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
  • Các mối quan hệ khách hàng: Danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu khách hàng.
  • Các tài sản vô hình khác: Phần mềm, bí quyết kỹ thuật, quy trình sản xuất độc quyền.

Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình theo quy định mới nhất

6 phương pháp thẩm định tài sản vô hình

Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình doanh nghiệp
Phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp
  • Phương pháp so sánh

Thẩm định giá tài sản vô hình bằng phương pháp so sánh (cách tiếp cận từ thị trường) là một trong những phương pháp phổ biến trong lĩnh vực định giá. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc so sánh tài sản vô hình cần định giá với các giao dịch thực tế của những tài sản vô hình tương tự đã diễn ra trên thị trường.

Trong quá trình định giá tài sản vô hình, thẩm định viên sẽ thu thập thông tin, so sánh đặc điểm, mức độ độc quyền, phạm vi sử dụng và điều kiện thị trường của từng giao dịch. Sau đó, họ tiến hành điều chỉnh các yếu tố chênh lệch để ước tính giá trị hợp lý của tài sản cần thẩm định. 

Đây là phương pháp định giá hiệu quả khi có ít nhất 3 tài sản vô hình tương tự để so sánh và tài sản so sánh phải đảm bảo đầy đủ dữ liệu như bản quyền phần mềm, thương hiệu, sáng chế hay quyền sở hữu trí tuệ. Ngược lại, phương pháp so sánh sẽ gặp khó khăn nếu tài sản mang tính đặc thù hoặc thiếu dữ liệu để so sánh, đối chiếu.

  • Phương pháp chi phí tái tạo 

Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp xác định giá trị tài sản thông qua chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản tương đương, có cùng chức năng và công dụng tại thời điểm định giá. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các tài sản vô hình khó tìm giao dịch tương tự trên thị trường, như phần mềm nội bộ, hệ thống quy trình độc quyền, hoặc tài sản trí tuệ được phát triển riêng cho doanh nghiệp. 

Trong quá trình định giá, thẩm định viên sẽ tính toán toàn bộ chi phí phát sinh để tạo ra tài sản, sau đó khấu trừ các yếu tố hao mòn, lỗi thời hoặc giảm giá trị sử dụng theo thời gian.

Giá trị tài sản vô hình = Chi phí thay thế - Giá trị hao mòn + Lợi nhuận của nhà sản xuất

  • Phương pháp chi phí thay thế

Thẩm định giá tài sản vô hình bằng phương pháp chi phí thay thế là cách xác định giá trị dựa trên chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản có chức năng và hiệu quả tương đương. 

Phương pháp này thường áp dụng cho tài sản như phần mềm, sáng chế hoặc hệ thống nội bộ khi không có giao dịch tương tự trên thị trường. Giá trị được tính toán dựa trên chi phí thay thế hiện tại, sau đó điều chỉnh theo mức độ hao mòn hoặc lạc hậu công nghệ.

Giá trị tài sản vô hình = Chi phí tái tạo - Giá trị hao mòn + Lợi nhuận của nhà sản xuất

  • Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình (cách tiếp cận từ thu nhập) là cách định giá dựa trên khoản tiền mà bên sử dụng sẵn sàng trả để được khai thác tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định. 

Phương pháp này thường áp dụng với các tài sản mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt như nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế hoặc giấy phép kinh doanh… Giá trị tài sản sẽ được ước tính dựa trên dòng tiền thu được từ việc cấp quyền sử dụng, có thể là phí bản quyền, phí thuê, hoặc lợi ích tương đương, sau khi đã trừ chi phí và rủi ro liên quan.

  • Phương pháp lợi nhuận vượt trội 

Phương pháp lợi nhuận vượt trội là cách ước tính giá trị tài sản vô hình dựa trên phần lợi nhuận mà tài sản vô hình tạo ra vượt lên so với mức lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp không sở hữu tài sản đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho thương hiệu, bí quyết kinh doanh, quan hệ khách hàng hoặc công nghệ độc quyền. 

Giá trị tài sản được tính bằng cách xác định phần lợi nhuận vượt trội do tài sản mang lại, sau đó chiết khấu về hiện tại để phản ánh giá trị hợp lý tại thời điểm thẩm định.

  • Phương pháp thu nhập tăng thêm

Phương pháp thu nhập tăng thêm ước tính giá trị tài sản vô hình dựa trên phần thu nhập phát sinh mà tài sản vô hình mang lại cho doanh nghiệp so với khi không sở hữu tài sản đó. Phương pháp này thường áp dụng cho các tài sản như thương hiệu, bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh hoặc hệ thống phần mềm độc quyền. 

Đây là phương pháp phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời thực tế của tài sản vô hình trong hoạt động kinh doanh. Giá trị tài sản được xác định bằng cách ước tính dòng tiền tăng thêm do tài sản tạo ra trong tương lai, sau đó chiết khấu về hiện tại để xác định giá trị hợp lý. 

Các thông tin cần thu thập khi thẩm định giá tài sản vô hình 

Theo Mục 5, Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, khi thẩm định giá tài sản vô hình cần thu thập những thông tin sau: 

Thẩm định giá tài sản vô hình

  • Mục đích thẩm định giá;
  • Thời điểm thẩm định giá;
  • Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Tình trạng pháp lý của việc sở hữu tài sản vô hình (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
  • Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của tài sản vô hình, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,.. ) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
  • Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị tài sản vô hình cần thẩm định giá;
  • Các thông tin nêu tại điểm 3.1;
  • Các thông tin liên quan khác về tài sản vô hình cần thẩm định giá.

► Cần báo giá nhanh dịch vụ thẩm định giá tài sản vô hình?

Liên hệ ngay hotline để được tư vấn chi tiết: 0901 300 949

Tại sao cần thẩm định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp?

Trong thời đại kinh tế số như hiện nay, tài sản vô hình ngày càng trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị và lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tham gia các hoạt động như gọi vốn, vay vốn ngân hàng, hợp tác chiến lược, mua bán – sáp nhập (M&A), việc có báo cáo thẩm định giá tài sản vô hình chi tiết, minh bạch sẽ giúp đối tác và nhà đầu tư đánh giá chính xác tiềm năng và rủi ro của doanh nghiệp bạn. Điều này cũng làm tăng uy tín, niềm tin và gia tăng tỷ lệ thành công trong các thương vụ.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là với các công ty niêm yết hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, việc thẩm định giá tài sản vô hình cũng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định kế toán – kiểm toán.

Ngoài ra, thẩm định giá tài sản vô hình còn giúp nâng cao tính minh bạch, củng cố uy tín doanh nghiệp và hỗ trợ ra quyết định chiến lược một cách hiệu quả hơn trong môi trường kinh doanh đầy thách thức.

Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín tại Việt Nam

Trong bối cảnh doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh bằng sản phẩm mà còn bằng giá trị vô hình như uy tín thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ và mối quan hệ khách hàng, thì việc thẩm định giá tài sản vô hình là bước đi chiến lược để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp và hướng tới phát triển bền vững.

Với hơn 23 năm hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá, Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản vô hình tại Việt Nam.

Đội ngũ chuyên gia, thẩm định viên của chúng tôi không chỉ có trình độ chuyên môn cao, mà còn am hiểu sâu sắc về các loại tài sản vô hình như thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm, công nghệ độc quyền và nhiều loại tài sản đặc thù khác. 

Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương không chỉ giúp doanh nghiệp xác định đúng giá trị tài sản vô hình trong các thương vụ M&A, gọi vốn, hay báo cáo tài chính, mà còn hỗ trợ đưa ra chiến lược khai thác hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế lâu dài. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ thẩm định giá chính xác, minh bạch đồng thời đáp ứng yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn thẩm định giá trong nước và quốc tế. 

Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín
Công ty thẩm định giá tài sản vô hình uy tín - Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương

Việc hiểu rõ về tài sản vô hình cũng như áp dụng đúng chuẩn mực thẩm định giá sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa giá trị và phát triển bền vững. Mọi thông tin về chi phí, hồ sơ thẩm định giá tài sản vô hình, đừng ngần ngại liên hệ Thẩm định giá Quốc tế Đông Dương để được tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp! 

Chọn Thẩm định giá Đông Dương SunValue - chọn sự uy tín và hiệu quả!

Thông tin liên hệ: 

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 300 949